Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Khi nào triệu tập đại hội cổ đông bất thường?

Khi nào triệu tập đại hội cổ đông bất thường?

Khi nào thì cổ đông được phép triệu tập đại hội cổ đông bất thường? Và cách thức thực hiện như thế nào?" (Tran Nguyen Bang).

Trả lời:
Vấn đề triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường được quy định tại khoản 3 điều 97 của Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:
- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
- Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sau tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty);
- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
Nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn, thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp đại hội cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; hoặc nhân được yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10 % tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty); hoặc theo yêu cầu của Ban kiểm soát.
Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp đại hội cổ đông trong 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát sẽ thay thế Hội đồng quản trị triệu tập đại hội cổ đông theo quy định. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp đại hội cổ đông trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập họp cổ đông theo quy định.
Khi triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết. Đồng thời, chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; xác định thời gian, địa điểm họp và gửi thông báo mời họp đến các cổ đông có quyền dự họp.
Thông báo mời họp phải được gửi đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 7 ngày làm việc trước ngày khai mạc (nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn). Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Kèm theo thông báo mời họp phải có mẫu chỉ định đại diện theo uỷ quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp.
Nếu công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông (Theo Điều 98, 99, 100 của Luật Doanh nghiệp).
Nguồn: VnExpress (Câu trả lời do Công ty chứng khoán Habubank - HBBS cung cấp)

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC BẦU DỒN PHIẾU


Việc bầu cử thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông được tiến hành theo nguyên tắc bầu dồn phiếu, trong đó cổ đông có quyền sử dụng tổng số quyền bầu cử của mình cho một ứng cử viên; hoặc một số ứng cử viên với số lượng bầu cho mỗi ứng cử viên không bắt buộc phải bằng nhau; hoặc chỉ bầu một phần tổng số quyền bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên, phần quyền bầu còn lại cho bất kỳ ứng cử viên nào. Số lượng ứng viên được bầu trong mỗi phiếu không vượt quá số lượng tối đa được phép bầu.
a) Xác định tổng số quyền bầu cử của 1 cổ đông (hoặc đại diện cổ đông)
Tổng số quyền bầu cử của cổ đông/ đại diện cổ đông được xác định theo công thức sau:
Tổng số quyền
bầu cử
=
Tổng số cổ phần nắm giữ
hoặc đại diện
*
Số thành viên
được bầu
Ví dụ: Số lượng thành viên bầu vào Hội đồng quản trị là 5 người (trong số 6 người được giới thiệu, đề cử vào Hội đồng quản trị), vào Ban Kiểm soát là 3 người (trong số 4 người được giới thiệu, đề cử). Ông X là cổ đông nắm giữ 1.000 cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy, quyền bầu cử Hội đồng quản trị của ông X là (1.000*5) = 5.000 phiếu và quyền bầu cử Ban Kiểm soát là (1.000*3) = 3.000 phiếu.
Thực chất việc bầu cử là phân phối toàn bộ hoặc một phần tổng số quyền bầu cử của mình cho một hoặc một số ứng viên, trong đó số lượng phân phối cho mỗi ứng viên có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào sự tín nhiệm đối với ứng viên đó. Đối với trường hợp bầu 5 trong số 6 ứng viên thì mỗi cổ đông (hoặc đại diện cổ đông) chỉ được phân phối cho tối đa là 5 người.
Cũng theo ví dụ trên, khi bầu cử Hội đồng quản trị, ông X chia tổng số quyền bầu cử của mình là 5.000 phiếu cho các ứng viên, chẳng hạn:
TT
Họ và tên
Số phiếu bầu
1
Nguyễn A
500
2
Nguyễn B
1.200
3
Nguyễn C
3.000
4
Nguyễn D
x
5
Nguyễn E
X
6
Nguyễn F
300

Tổng cộng
5.000
Lưu ý:
-  Ông X có thể chỉ sử dụng ít hơn 5.000 quyền bầu để bầu cho các ứng viên. Nếu dùng quá 5.000 phiếu bầu là phiếu không hợp lệ.
- Trong mỗi phiếu có ít nhất 1 người không được bầu (1 = 6 – 5)
- Trên mỗi phiếu bầu có ghi rõ tổng số quyền bầu của người cầm phiếu. Số này trên từng phiếu là khác nhau tuỳ theo số cổ phần có quyền biểu quyết hiện đang nắm giữ hoặc đại diện. Tổng số phiếu bầu cho các ứng viên không được vượt quá số này.
3. Phiếu bầu không hợp lệ:
Phiếu bầu không hợp lệ là phiếu bầu vi phạm một trong số các điều kiện sau:
- Không do Ban tổ chức phát hành, không đóng dấu của công ty.
- Phiếu bầu số người vượt quá số tối đa theo quy định (tức bầu nhiều hơn 5 người đối với Hội đồng quản trịvà hơn 3 người đối với Ban kiểm soát)
-  Phiếu bầu có tổng số quyền bầu cử đã bầu cho các ứng viên (do người bầu tự cộng) lớn hơn tổng số quyền được bầu đã ghi sẵn trên phiếu.
-  Phiếu bầu ghi tổng số đã bầu bị cộng sai mà ban kiểm phiếu cộng lại lớn tổng số quyền được bầu đã ghi sẵn trên phiếu.
- Phiếu bầu tự ý ghi thêm tên người ngoài danh sách đã in sẵn hoặc gạch xoá vào phiếu (trường hợp viết sai phải đổi lại tên phiếu mới)
-  Người trúng cử phải đạt được số phiếu hợp lệ tương ứng với ít nhất 1 quyền bầu cử của tất cả các cổ đông dự họp; và được nhiều phiếu hơn tính theo thứ tự số phiếu đạt được từ cao xuống thấp đến tối đa số người trúng cử theo quy định
-  Nếu có nhiều ứng viên ngang số phiếu bầu làm cho việc chọn ra đủ số cần bầu không thực hiện được thì số ứng viên đó có phải bầu lại để chọn ra số còn thiếu sau khi các ứng viên có số phiếu bầu cao hơn đã được trúng cử. Việc bầu lại cũng vẫn theo nguyên tắc bầu dồn phiếu.
… Trích Điều 29. “Bầu dồn phiếu” quy định tại Nghị định số 102/2010/NĐ – CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn tri tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp …
1. Phương thức dồn phiếu bầu quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Luật Doanh nghiệp được áp dụng đối với tất cả các công ty cổ phần, gồm cả các công ty niêm yết, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
2. Trước và trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông có quyền cùng nhau lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người do họ đề cử.
3. Số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm có quyền đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do Đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác hoặc Đại hội đồng cổ đông không quyết định khác thì số lượng ứng cử viên mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau:
a) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên;
b) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên;
c) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa ba ứng cử viên;
d) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bốn ứng cử viên;
đ) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên;
e) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa sáu ứng cử viên;
g) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bảy ứng cử viên;
h) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa tám ứng cử viên.
Trường hợp số lượng ứng cử viên được cổ đông, nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử, số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát hoặc các cổ đông khác đề cử.
4. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban kiểm soát được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ hai ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng Sử dụng phần mềm kiểm phiếu đại hội đồng cổ đông xin vui lòng liên hệ tới Công ty cổ phần Bluesofts để được cung cấp giải pháp Phần mềm Kiểm phiếu đại hội đồng cổ đông BS Vote một trong những phần mềm kiểm phiếu ưu việt nhất hiện nay. Phần mềm với giao diện làm việc thân thiện, dễ sử dụng, tích hợp cả hai quy trình kiểm phiếu tự động và bán tự động, tức là xử lý dữ liệu phiếu bầu cử bằng máy quét hoặc bằng tay tùy thuộc vào điều kiện đơn vị. Cả 2 hệ thống trên đều thực hiện qua các máy tính được nối mạng, dữ liệu được tập trung về máy chủ đảm bảo tốc độ nhanh, chính xác và an toàn.
 
       Hy vọng với nhưng chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được những kỹ năng cơ bản và sự chuẩn bị cần thiết nhất cho buổi đại hội đồng cổ đông sắp tới tại quý công ty. Chúc các bạn thành công.

Bài viết có tham khảo tư liệu từ nguồn: ICOM Lawyers & Consultants 

Tổ chức đại hội đồng cổ đông: Những điểm cần đặc biệt quan tâm

Tổ chức đại hội đồng cổ đông: Những điểm cần đặc biệt quan tâm
 (ĐTCK) Đến hẹn lại lên, sau dịp Tết Nguyên đán, các công ty niêm yết lại tất bật chuẩn bị cho một mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) sắp bắt đầu. Vì tính chất quan trọng của ĐHCĐ nên có một số điểm mà các công ty cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo một kỳ ĐHCĐ hiệu quả, tuân thủ các quy định, đáp ứng các thông lệ quản trị công ty tốt trên thế giới.
ĐHCĐ thường niên là dịp để thực hiện các quyền của cổ đông như gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với lãnh đạo công ty, đặt câu hỏi thảo luận về kết quả hoạt động kinh doanh và biểu quyết cho các vấn đề quan trọng của công ty như phân chia lợi nhuận, đầu tư, đề cử, bầu cử thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT).
Tham dự ĐHCĐ một cách hiệu quả sẽ giúp cổ đông thực hiện các quyền và bảo vệ lợi ích của mình, cũng như khuyến khích việc áp dụng các thực hành quản trị công ty tốt.
Thông báo mời tham dự đại hội
Trong các thủ tục triệu tập ĐHCĐ trước khi đại hội diễn ra, việc chuẩn bị và công bố tài liệu họp ĐHCĐ là một trong những bước quan trọng nhất. Bộ tài liệu này giúp cung cấp đầy đủ thông tin cho cổ đông, đặc biệt là những thông tin liên quan đến các vấn đề trọng yếu cần được thông qua tại đại hội.
Theo quy định của Thông tư 155/2015/TT-BTC, bên cạnh việc gửi thông báo và thư mời họp cho các cổ đông, toàn bộ tài liệu họp ĐHCĐ phải được công bố trên trang web của công ty chậm nhất là 10 ngày trước khi khai mạc đại hội. Tuy nhiên, theo thông lệ tốt về quản trị công ty trong khu vực ASEAN, thời hạn gửi thư mời và công bố thông tin tài liệu về họp ĐHCĐ tối thiểu là 21 ngày.
Bộ tài liệu họp ĐHCĐ được công bố càng sớm, các cổ đông càng có thêm thời gian để xem xét các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các vấn đề nghị sự, cũng như sắp xếp thời gian để tham dự đại hội.
Những tài liệu này trên trang thông tin điện tử của công ty nên được để ở chế độ công khai để tất cả các cổ đông và các bên liên quan đều có thể truy cập.
Bên cạnh đó, thông báo và tài liệu ĐHCĐ nên được dịch sang tiếng Anh và được công bố cùng thời điểm với tài liệu bằng tiếng Việt. Việc các công ty gửi thư mời và tài liệu họp bằng tiếng Anh trong thời gian ngắn trước khi đại hội diễn ra, hoặc việc tài liệu họp bằng tiếng Anh không được dịch đầy đủ, hay chứa các thông tin sơ lược hơn so với bản bằng tiếng Việt, sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty cần lưu ý cải thiện những vấn đề này để loại bỏ trở ngại đối với việc biểu quyết từ cổ đông nước ngoài, đảm bảo đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Dự thảo nghị quyết đại hội và quy trình biểu quyết
Nhằm tạo điều kiện cho các cổ đông tham gia một cách hiệu quả và biểu quyết tại ĐHCĐ, tài liệu họp ĐHCĐ phải bao gồm những thông tin sau: thời gian và địa điểm họp, chương trình họp, mẫu giấy uỷ quyền, phiếu biểu quyết, tài liệu về các vấn đề được thảo luận trong đại hội, dự thảo nghị quyết.
Trong đó, tài liệu và các vấn đề của dự thảo nghị quyết cổ đông cần được trình bày chi tiết, cụ thể vì đây là nguồn thông tin quan trọng để các cổ đông tham khảo và làm cơ sở ra quyết định.
Theo thông lệ tốt về quản trị công ty, mỗi mục trong dự thảo nghị quyết cần có cơ sở, thông tin và giải trình chi tiết tương ứng. Chẳng hạn, khi công ty đề nghị cổ đông biểu quyết chọn công ty kiểm toán cho năm tài chính tiếp theo, hoặc ngay cả biểu quyết đồng ý uỷ quyền cho HĐQT chọn công ty kiểm toán, thì trong tài liệu họp vẫn cần nêu rõ danh sách các công ty kiểm toán được HĐQT xem xét chọn và những thông tin cần thiết khác để cổ đông tìm hiểu, lựa chọn hoặc cho ý kiến.
Trong trường hợp có bầu thành viên HĐQT hoặc Ban kiểm soát, quá trình đề cử cần được bắt đầu sớm, ít nhất là 3 tháng trước khi đại hội diễn ra để cả cổ đông và HĐQT có đủ thời gian để chọn ra những ứng viên phù hợp.
Để quá trình này được diễn ra thuận lợi, các thông tin về tiêu chí tuyển chọn thành viên HĐQT và quy định liên quan đến ứng cử, đề cử thành viên HĐQT phải được công khai. Sau đó, danh sách và thông tin chi tiết về tiểu sử của các ứng cử viên, bao gồm trình độ chuyên môn, ngày bổ nhiệm đầu tiên, kinh nghiệm và nhiệm kỳ thành viên HĐQT trong các công ty niêm yết khác, phải được gửi kèm trong tài liệu họp.
Thông tin về các vị trí trong HĐQT tại các công ty niêm yết khác mà ứng viên đang nắm giữ thường ít được các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, đây là thông tin mà các công ty niêm yết Việt Nam cần lưu ý công bố, bởi chúng giúp cổ đông đánh giá phẩm chất, năng lực, các mối quan hệ và quan điểm độc lập của ứng cử viên.
Bên cạnh những tài liệu được quy định trong luật nêu trên, các quy định về thủ tục biểu quyết, đề cử, bầu cử cùng những quy định liên quan đến các quyền của cổ đông cũng cần được kèm theo trong bộ tài liệu. Nắm rõ những quy định và thủ tục này sẽ giúp cổ đông thực hiện hiệu quả và đầy đủ các quyền cổ đông tại đại hội. Tuy những quy định này có thể được tìm thấy trong Điều lệ công ty, nhưng thông lệ cho thấy, các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN vẫn trình bày đầy đủ trong bộ tài liệu mời tham dự đại hội.
Thủ tục uỷ quyền tham gia và biểu quyết tại đại hội
Công ty có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các cổ đông có thể tham gia và biểu quyết, dù trực tiếp hay vắng mặt, thông qua việc uỷ quyền đại diện tham gia ĐHCĐ, hoặc biểu quyết bằng thư bảo đảm khi cổ đông có yêu cầu.
Vinamilk là một trong số ít những doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam có đính kèm quy định cụ thể về quy trình biểu quyết từ xa trong tài liệu mời họp dành cho cả cổ đông trong nước và nước ngoài.
Cổ đông của Vinamilk khi nhận được thư mời họp sẽ được nhận kèm một mã vạch riêng biệt. Với mã vạch này, cổ đông sẽ truy cập được thẻ biểu quyết và phiếu bầu cử của mình trên trang web Công ty. Sau đó, cổ đông sẽ in thẻ biểu quyết và phiếu bầu cử của mình, cho vào phong bì dán kín có niêm phong và gửi bằng hình thức thư bảo đảm về Công ty chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm diễn ra đại hội.
Hình thức biểu quyết từ xa trên giúp dỡ bỏ các trở ngại đối với các cổ đông ở xa, cổ đông nước ngoài và những cổ đông không thể sắp xếp thời gian để tham dự.
Ngoài ra, chuẩn mực quản trị tốt của khu vực ASEAN khuyến khích việc sử dụng hệ thống biểu quyết điện tử (E-Voting) và biểu quyết thông qua họp ĐHCĐ trực tuyến. Hình thức này cho phép các cổ đông thực hiện quyền bầu cử và tham gia thảo luận, dù không thể có mặt tại đại hội. Việc sử dụng hệ thống trực tuyến cũng giúp các cổ đông vắng mặt tham gia vào những nội dung mới phát sinh hoặc thay đổi trong đại hội. Hệ thống E-Voting khi được triển khai và sử dụng không những hỗ trợ các cổ đông tham gia đại hội, mà còn giúp phía doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí do đạt được tỷ lệ cổ đông dự họp tối thiểu cho phép tổ chức đại hội.
Tính độc lập của ban kiểm phiếu
Các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc bổ nhiệm một bên độc lập để giám sát quá trình kiểm phiếu tại ĐHCĐ. Bên độc lập này sẽ giữ vai trò quan sát quá trình biểu quyết, thẩm định kết quả biểu quyết và đảm bảo quy trình kiểm phiếu được diễn ra đúng trình tự. Người giữ vai trò này phải độc lập với công ty và cổ đông lớn, ví dụ đại diện đơn vị kiểm toán, đơn vị tư vấn luật, hay các cổ đông thiểu số của công ty.
Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc có thành lập Ban kiểm phiếu trong đại hội và các thành viên đa phần là thành viên Ban kiểm soát, hoặc nhân viên công ty. Việc bổ nhiệm một bên độc lập kiểm định quá trình kiểm phiếu sẽ giúp quá trình biểu quyết và bầu cử tại đại hội được diễn ra minh bạch hơn.
Dành thời gian cho cổ đông chất vấn
Chương trình họp của đại hội cần được sắp xếp hợp lý và đảm bảo dành thời gian để các cổ đông đặt câu hỏi trực tiếp cho các cấp lãnh đạo. Cổ đông có quyền đặt câu hỏi hoặc kiến nghị và được giải đáp thích đáng tại ĐHCĐ. Phần chất vấn trong đại hội là một trong những cách khuyến khích sự tham gia đóng góp của cổ đông vào những vấn đề quan trọng của công ty.
Theo thông lệ tốt về quản trị công ty, phần chất vấn tại đại hội không nên bị giới hạn về mặt thời gian để tất cả các cổ đông nếu có thắc mắc hay ý kiến đều được có cơ hội phát biểu. Để thuận tiện cho quá trình đặt câu hỏi và thảo luận tại đại hội, công ty có thể tạo điều kiện cho cổ đông gửi các câu hỏi trước khi đại hội diễn ra. Tất cả những câu hỏi thích đáng từ phía cổ đông đều phải được giải đáp thoả đáng và ghi nhận đầy đủ, chi tiết trong biên bản đại hội.
Biên bản đại hội của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là một ví dụ điển hình của thực hành quản trị công ty tốt này, trong đó Công ty tường thuật nội dung và chi tiết các câu trả lời của đại diện công ty. Các biên bản của các doanh nghiệp trong khu vực còn nêu rõ nội dung của từng vị lãnh đạo khi trả lời câu hỏi của từng cổ đông.
Kịp thời công bố các tài liệu quan trọng sau đại hội
Sau khi tổ chức thành công ĐHCĐ, các công ty phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về công bố thông tin ngay sau đại hội. Nghị quyết và biên bản ĐHCĐ phải được công bố trên trang web công ty và gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc đại hội.
Ngoài ra, chuẩn mực quản trị công ty trong khu vực ASEAN yêu cầu công ty công bố cả bản tiếng Anh của hai tài liệu này trong thời hạn như trên để đảm bảo cổ đông nước ngoài được bình đẳng về quyền được tiếp cận thông tin như cổ đông trong nước.
Kết quả biểu quyết nêu trong cả nghị quyết lẫn biên bản họp phải nêu đủ tỷ lệ phiếu thuận, phiếu chống và cả phiếu trắng, chứ không chỉ nêu tỷ lệ thông qua tại đại hội. Biên bản ĐHCĐ cần đảm bảo nêu đầy đủ danh sách các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát và Ban điều hành tham dự ĐHCĐ cũng như các diễn biến cụ thể trong đại hội, đặc biệt là phần chất vấn và trả lời chất vấn của các cổ đông. Những thông tin trên giúp người đọc hình dung được mức độ cam kết của ban lãnh đạo công ty và mức độ minh bạch và hiệu quả của ĐHCĐ.
Sử dụng phần mềm kiểm phiếu đại hội đồng cổ đông giúp công ty giảm thiểu tối đa các công việc bằng tay – không cần nhiều tư duy. Nó còn giúp quý công ty lưu trữ lượng lớn thông tin mà nếu xử lý bằng các hình thức khác sẽ rất tốn thời gian. Một trong số các phần mềm kiểm phiếu đại hội đồng cổ đông chuyên nghiệp và tiện dụng hiện nay ta có thể kể tới Phần mềm kiểm phiếu đại hội đồng cổ đông BS Vote được thiết kế với các tính năng chuyên nghiệp nhất. Phần mềm với giao diện làm việc khá thân thiện, dễ sử dụng, tích hợp cả hai quy trình kiểm phiếu tự động và bán tự động, tức là xử lý dữ liệu phiếu bầu cử bằng máy quét hoặc bằng tay tùy thuộc vào điều kiện đơn vị:
+ Kiểm phiếu theo quy trình bán tự động: Hệ thống máy tính không có máy quét mã vạch (Barcode Reader).
+ Kiểm phiếu tự động: Hệ thống máy tính kết hợp với máy quét mã vạch. Vì vậy người dùng không phải nhập mã đại biểu bằng tay.
Cả 2 hệ thống trên đều thực hiện qua các máy tính được nối mạng, dữ liệu được tập trung về máy chủ đảm bảo tốc độ nhanh, chính xác và an toàn.
 
       Hy vọng với nhưng chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được những kỹ năng cơ bản và sự chuẩn bị cần thiết nhất cho buổi đại hội đồng cổ đông tại quý công ty. Chúc các bạn thành công.
 
Bài viết có tham khảo tư liệu từ nguồn:
Nguyễn Thu Hiền - Nguyễn Ngọc Hạnh Nguyên
Trường Đại học Bách khoa TP.HCM

TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
 1.      Giới thiệu chung
 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của một công ty cổ phần là chủ thể quản trị có quyền đưa ra quyết định cao nhất trong công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty phải tổ chức họp cổ đông mỗi năm một lần. Cuộc họp này được gọi là ĐHĐCĐ thường niên. ĐHĐCĐ thường niên phải được tổ chức trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính; nhưng có thể được gia hạn tổ chức trong vòng sáu tháng nếu được sự chấp thuận của cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Ngoài ra, công ty có thể tổ chức ĐHĐCĐ bất thường tùy theo yêu cầu cụ thể của từng công ty. ĐHĐCĐ bất thường được triệu tập để thông qua các quyết định quan trọng giữa hai kỳ ĐHĐCĐ thường niên.
Tất cả các cổ đông sở hữu cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đều có quyền tham gia và biểu quyết tại ĐHĐCĐ.
 2.      Mục đích của ĐHĐCĐ
 Cổ đông là những người góp vốn cổ phần vào công ty. Tuy nhiên, không phải lúc nào cổ đông cũng mong muốn tham gia vào việc quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty. Hầu hết các cổ đông đều thiếu thời gian hoặc kỹ năng cần thiết để điều hành công ty. Do đó, cổ đông thường giao phó cho các nhà quản lý chuyên nghiệp điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và lựa chọn các thành viên Hội đồng quản trị có đủ năng lực để thực hiện việc kiểm tra, giám sát và định hướng đối với các nhà quản lý này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các cổ đông hoàn toàn từ bỏ tất cả các quyền quản trị của họ. Cổ đông thường thực hiện quyền quản trị của họ thông qua ĐHĐCĐ.
ĐHĐCĐ là cơ quan quản lý cấp cao nhất của công ty. Thông qua ĐHĐCĐ, các cổ đông có cơ hội, ít nhất mỗi năm một lần, thảo luận và thể hiện ý chí của họ đối với các vấn đề quan trọng của công ty như: phê duyệt báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm, bầu và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thanh toán cổ tức và phân phối lợi nhuận của công ty, tổ chức lại công ty, các giao dịch lớn, lựa chọn công ty kiểm toán và các vấn đề quan trọng khác của công ty.[1]
 3.      Thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ
 Có thể trình bày một cách ngắn gọn, đơn vị/người có thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ là:
 - Hội đồng quản trị; hoặc
 - Ban Kiểm soát trong trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập theo quy định; hoặc
 - Cổ đông hoặc một nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp Ban Kiểm soát không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định[2].
 4.      Quy trình tổ chức ĐHĐCĐ
 Đối với các CTCP thông thường, pháp luật không bắt buộc các công ty phải xây dựng trình tự thủ tục triệu tập và họp. Riêng đối với các công ty đại chúng, quy trình tổ chức ĐHĐCĐ phải được chuẩn hoá và đăng tải trên webstie của công ty các quy định về trình tự, thủ tục triệu tập và biểu quyết ĐHĐCĐ theo quy định của Luật DN, các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ công ty, gồm các nội dung chính sau:
 - Thông báo về việc chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự họp ĐHĐCĐ;
 - Thông báo triệu tập ĐHĐCĐ;
 - Cách thức đăng ký tham dự ĐHĐCĐ;
 -Cách thức bỏ phiếu;
 -Cách thức kiểm phiếu, đối với những vấn đề nhạy cảm và nếu cổ đông có yêu cầu, công ty đại chúng phải chỉ định tổ chức độc lập thực hiện việc thu thập và kiểm phiếu;
 -Thông báo kết quả kiểm phiếu;
 -Cách thức phản đối quyết định của ĐHĐCĐ;
 -Lập biên bản ĐHĐCĐ;
 -Thông báo quyết định ĐHĐCĐ ra công chúng;
 -Các vấn đề khác mà pháp luật chuyên ngành yêu cầu hoặc các vấn đề phù hợp với quy định của pháp luật mà công ty thấy cần thiết phải đưa vào để đảm bảo ĐHĐCĐ được tổ chức một cách tốt nhất.
 5.      Cơ sở pháp lý để tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ
 -Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/5/2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 và Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
 -Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán;
 -Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 hướng dẫn về việc Công bố thông tin trên TTCK;
 -Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng;
 -Quyết định số 37/QĐ-VSD ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán;
 -Điều lệ công ty;
 -Quy chế tổ chức ĐHĐCĐ hoặc các quy định nội bộ của công ty.
Đối với các công ty đại chúng hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành thì ngoài áp dụng các quy định trên, các công ty ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

[1] Xem thêm Điều 96 – ĐHĐCĐ, Luật DN 2005.
[2] Theo quy định tại Điều 97, Luật DN2005.

 (Nguồn:  SRTC)

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Hướng dẫn lập lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo Thông tư 200

Hướng dẫn lập lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo Thông tư 200 (Phương pháp gián tiếp). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong các bảo cáo bắt buộc của doanh nghiệp khi nộp báo cáo tài chính theo Thông tư 200. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 được lập theo một trong 2 phương pháp. Vậy cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 theo phương pháp gián tiếp được lập như thế nào? Phần mềm kế toán A-Excel xin chia sẻ với các bạn vấn đề này.
Hướng dẫn lập lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo Thông tư 200
Image result for lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo TT200
Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:
– Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01)
+ Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
+ Nếu doanh nghiệp bị lỗ thì ghi trong ngoặc đơn (…).
– Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT (Mã số 02)
+ Nếu doanh nghiệp tách riêng được số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và số khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ thì chỉ tiêu chỉ bao gồm số khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ;
+ Nếu doanh nghiệp không thể tách riêng được số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ thì thì chỉ tiêu này bao gồm số khấu hao đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng với số khấu hao liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ;
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”  ghi dương trên chỉ tiêu này
– Các khoản dự phòng (Mã số 03)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả trên Bảng cân đối kế toán.
+ Nếu tổng số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng lớn hơn tổng số dư đầu kỳ thì được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi dương trên chỉ tiêu này.
+ Nếu tổng số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng lớn hơn tổng số dư đầu kỳ thì được trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi âm trên chỉ tiêu này.
– Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Mã số 04)
+ Chỉ tiêu này phản ánh lãi (hoặc lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chênh lệch số phát sinh Có và phát sinh Nợ Tài khoản 4131 đối ứng với Tài khoản 515 hoặc Tài khoản 635.
+ Nếu lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái  được ghi nhận vào Tài khoản 515 thì được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi dương trên chỉ tiêu này.
+ Nếu lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái  được ghi nhận vào Tài khoản 635 thì được trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi âm trên chỉ tiêu này.
– Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 5117,Tài khoản 515, Tài khoản 711, Tài khoản 632, Tài khoản 635, Tài khoản 811 và các tài khoản khác có liên quan.
+ Nếu hoạt động đầu tư lãi thì được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi dương trên chỉ tiêu này.
+ Nếu hoạt động đầu tư lỗ thì được trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế  ghi âm trên chỉ tiêu này.
– Chi phí lãi vay (Mã số 06)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán Tài khoản 635 đối ứng với chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”  doanh nghiệp ghi dương chỉ tiêu này.
– Các khoản điều chỉnh khác (Mã số 07)
+ Chỉ tiêu này phản ánh số trích lập hoặc hoàn nhập Quỹ Bình ổn giá hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong kỳ. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 356, Tài khoản 357.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu trong kỳ trích lập thêm các Quỹ hoặc được trừ khỏi chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu trong kỳ hoàn nhập các quỹ.
– Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động (Mã số 08)
+ Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07.
+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tăng, giảm các khoản phải thu (Mã số 09)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản phải thu như: Tài khoản 131, Tài khoản 136, Tài khoản 138, Tài khoản 133, Tài khoản 141, Tài khoản 244, Tài khoản 331 (chi tiết số trả trước cho người bán) trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho không bao gồm số dư của tài khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
+ Trường hợp doanh nghiệp bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” – mã số 02 chỉ bao gồm số khấu hao TSCĐ đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ) thì chỉ tiêu này không bao gồm số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ);
Trường hợp doanh nghiệp không thể bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” – mã số 02 bao gồm cả số khấu hao TSCĐ liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ) thì chỉ tiêu này bao gồm cả số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ).
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tăng, giảm các khoản phải trả (Mã số 11)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản nợ phải trả như: Tài khoản 331, Tài khoản 333, Tài khoản 334, Tài khoản 335, Tài khoản 336, Tài khoản 337, Tài khoản 338, Tài khoản 344, Tài khoản 131 (chi tiết người mua trả tiền trước).
+ Chỉ tiêu này không bao gồm số thuế TNDN phải nộp (phát sinh Có Tài khoản 3334), lãi tiền vay phải trả (phát sinh Có Tài khoản 335, chi tiết lãi vay phải trả).
+ Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tăng, giảm chi phí trả trước (Mã số 12)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của Tài khoản 242 trong kỳ báo cáo trên cơ sở đã loại trừ khoản chi phí trả trước liên quan đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của Tài khoản 121 “Chứng khoán kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu Mã số 08 nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113; sổ kế toán các tài khoản phải thu đối ứng với sổ kế toán Tài khoản 335, Tài khoản 635, Tài khoản 242 và các Tài khoản liên quan khác.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Thuế TNDN đã nộp (Mã số 15)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ đối ứng các tài khoản: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113, Nợ Tài khoản 3334.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu Mã số 08 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 đối ứng với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” Mã số 08
– Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 17)
+ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)
Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17
Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư
– Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113  Nợ Tài khoản 211, Tài khoản 213, Tài khoản 217, Tài khoản 241, Tài khoản 331, Tài khoản 3411
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác.
+ Số tiền thu được lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 711, Tài khoản 5117, Tài khoản 131
+ Số tiền chi được lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 632, Tài khoản 811.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi và ghi bằng số dương nếu số tiền thực thu lớn hơn thực chi.
– Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 128, Tài khoản 171
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 128, Tài khoản 171
– Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 25)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 221, Tài khoản 222, Tài khoản 2281, Tài khoản 331
+ Số liệu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (Mã số 26)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 221, Tài khoản 222, Tài khoản 2281, Tài khoản 131
– Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 515.
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)
Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27
Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính
– Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: NợTài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có Tài khoản 411
– Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành (Mã số 32)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 411, Tài khoản 419
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền thu từ đi vay (Mã số 33)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Nợ Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Có TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 và các TK liên quan khác
– Tiền trả nợ gốc vay (Mã số 34)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 171, Tài khoản 3411, Tài khoản 3431, Tài khoản 3432, Tài khoản 41112 và các TK liên quan khác.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền trả nợ gốc thuê tài chính (Mã số 35)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113  Nợ TK 3412
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các tài khoản đối ứng như sau: Có Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 Nợ Tài khoản 421, Tài khoản 338
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)
Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36.
Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ
– Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50)
+ Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40.
+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)
+ Chỉ tiêu này được lấy từ số liệu trên chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).
– Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113 , Tài khoản 128 và các tài khoản liên quan (chi tiết các khoản thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền đối ứng với sổ kế toán chi tiết TK 4131 trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu phát sinh lỗ tỷ giá.
– Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)
+ Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.
+ Chỉ tiêu này phải khớp với chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).
NGUỒN: Thông tư 200/2014/TT-BTC