Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Nội dung Thông tư 133/2016/TT-BTC

Nội dung Thông tư 133/2016/TT-BTC
Image result for Nội dung Thông tư 133/2016/TT-BTC
Thông tư 133/2016/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán DN vừa và nhỏ
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
Điều  2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
2. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứvào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại Thông tư này để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
3. Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này thì được áp dụng Thông tư này cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từnăm tài chính kế tiếp.
………………………………………………………..
CHƯƠNG II  TÀI KHOẢN KẾTOÁN
Điều 11. Nguyên tắc kế toán tiền
1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
2. Các khoản tiền do tổ chức và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
3. Khi thu, chi tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định về chứng từ kế toán. Khi hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.
4. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng tiền ghi sổ kế toán (đơn vị tiền tệ kế toán) theo nguyên tắc:
– Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷgiá giao dịch thực tế;
– Bên Có các tài khoản tiền được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế.
Việc xác định tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, tỷ giá giao dịch thực tếthực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này. 
5. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷgiá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, nếu tại thời điểm c uối kỳ kế toán:
– Các TK tiền không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.
– Các TK tiền còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.
6. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các TK tiền bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này
………………………………….
NGUỒN SƯU TẦM VÀ CHỈNH SỬA

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng kinh doanh

Cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng kinh doanh

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp do vô tình hay cố ý, mua hàng nhận hóa đơn của những doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh hay bỏ trốn, để lại nhiều phiền toái và hậu quả. Cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn như thế nào? Các hóa đơn đầu vào này có được kê khai thuế GTGT đầu vào không? Sau đây, Kế Toán Hà Nội xin chia sẻ cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng kinh doanh.
cach-lap-hoa-don-danh-muc-hang-hoa-dich-vu-nhieu-hon-so-dong
  Trước tiên doanh nghiệp cần xác định rõ thời điểm mua hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng kinh doanh đó.
1. Thời điểm mua hóa đơn
Khi doanh nghiệp phát hiện hoặc được cơ quan thuế thông báo về những hóa đơn mua hàng hóa từ các doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định xem thời điểm phát sinh hóa đơn đầu vào trước hay là sau khi doanh nghiệp bỏ trốn. Có 2 trường hợp như sau:
a) Hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bỏ trốn
Trong trường hợp hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bỏ trốn thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
b) Hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bỏ trốn
Trường hợp hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bỏ trốn thì doanh nghiệp phải kiểm tra xem xét. Nếu doanh nghiệp thực sự có mua hàng của doanh nghiệp đó, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, đầy đủ, đúng quy định, thì cơ sở kinh doanh sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
2. Xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
Theo Công văn số 11797/BTC-TCT của Bộ Tài Chính hướng dẫn và bổ sung nội dung Công văn số 1752/BTC-TCT quy định như sau:
“2. Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp có mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm trước ngày Bộ Tài chính ban hành công văn số 7527/BTC-TCT), thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-CTC ngày 10/2/2014 của Bộ Tài chính: cụ thể đối với một số trường hợp thực hiện như sau:
3. Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, có các cách xử lý đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT
Khi doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền.
b) Nếu doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT
Trường hợp khi doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT rồi thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ tại chỉ tiêu 37 Mẫu số 01/GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì:
* Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.
* Cơ quan thuế kiểm tra những nội dung sau:
– Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa).
– Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.
– Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).
Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời doanh nghiệp phải cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c) Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp

Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm, chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là những chia sẻ vô cùng bổ ích mà không phải ai làm kế toán cũng nắm vững hết được, mong rằng với những chia sử trên sẽ giúp các bạn có thể xử lý nghiệp vụ hàng bán bị trả lại và cách viết hóa đơn trả lại hàng một cách tự tin và áp dụng đúng luật kế toán nhất.
     Mình cũng xin giới thiệu tới các bạn  Phần mềm kế toán doanh nghiệp A-Excel được thiết kế trong môi trường Excel chuyên nghiệp nhất. Người dùng chỉ cần nhập danh mục và chứng từ là mọi sổ sách báo cáo đều được tự động làm ra rất nhanh và chính xác....
Nguồn " SƯU TẦM VÀ CHỈNH SỬA"