Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Cách xử lý khi viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

Viết sai tên công ty, mã số thuế, tên hàng hóa, địa chỉ, tiền hàng, thuế suất... trên hóa đơn giá trị gia tăng là chuyện không thể tránh khỏi trong nghề kế toán. 

Image result for xử lý khi viết sai hóa đơn GTGT

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách xử lý các trường hợp sai sót đó theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.
1. Viết sai hóa đơn nhưng kế toán chưa xé ra khỏi cuốn
- Cách xử lý: Trường hợp này khá đơn giản, kế toán chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã viết sai này tại cuốn của quyển hóa đơn.
- Rút kinh nghiệm: Tham khảo thật kỹ các thông tin trên hợp đồng hay đơn đặt hàng (nếu có) ... cần viết trên hóa đơn để viết đúng.
2. Viết sai hóa đơn và kế toán đã xé khỏi cuốn hóa đơn
a) Hóa đơn viết sai đã xé ra khỏi cuống nhưng chưa giao cho khách hàng:
- Bước 1: Gạch chéo các liên hóa đơn viết sai.
- Bước 2: Xuất hóa đơn mới (đúng) giao cho khách hàng.
- Bước 3: Lưu giữ hóa đơn viết sai – kẹp tại cuống của quyển hóa đơn.
(Chú ý: Vì chưa giao cho khách hàng nên các bạn không phải làm biên bản thu hồi hóa đơn nhé - Theo Khoản 1 Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC)
b) Hóa đơn viết sai đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai thuế:
- Cách xử lý: Nếu kế toàn đã viết sai thông tin trên hóa đơn đã lập sau đó đã xé khỏi cuống và đã giao hóa đơn cho bên mua nhưng hai bên chưa tiến hàng kê khai thuế thì việc kế toán cần làm là:
+ Bước 1: Lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập
Theo mẫu sau: Mẫu biên bản thu hồi đã lập sai.
(Chú ý: không sử dụng biên bản hủy hóa đơn như trước nữa nhé).
(Sau khi đã thu hồi được hóa đơn viết sai, kế toán gạch chéo các liên, và lưu giữ số hóa đơn đã lập để giải trình với Thuế khi có yêu cầu)
+ Bước 2: Xuất hóa đơn mới (đúng) giao cho khách hàng
(Ngày ghi trên hóa đơn xuất lại là ngày hiện tại (ngày làm biên bản thu hồi))
- Kê khai thuế: Dùng hóa đơn mới viết đúng để kê khai thuế.
Hóa đơn đã bị thu hồi không kê khai – hạch toán.
- Rút kinh nghiệm: Trước khi xé hóa đơn ra khỏi cuống kế toán cần kiểm tra thật kỹ các thông tin trên hóa đơn, và yêu cầu người mua kiểm tra lại 1 lần nữa, sau đó mới ký, đóng dấu và xé ra khỏi cuống.
c) Hóa đơn viết sai đã kê khai thuế:
- Hóa đơn viết sai là hóa đơn không hợp lệ, không có giá trị để khấu trừ thuế hay lấy làm chi phí đối với người mua, còn với người bán thì dù bạn có viết sai thì bạn vẫn phải kê khai nộp thuế như bình thường,
Vì vậy, trong quá trình làm kế toán nếu các bạn phát hiện ra hóa đơn có sai sót và hai bên đã thực hiện kê khai thuế GTGT thì thực hiện xử lý như sau:
+ Bước 1: Lập biên bản xác nhận sai sót: Khi phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
+ Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót : Hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: điều chỉnh Tăng/Giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…
(Hướng dẫn ở điểm C này dành cho hóa đơn ghi sai đơn giá, số lượng, thành tiền, thuế suất, tiền thuế
mà hóa đơn viết sai đó đã dùng để kê khai thuế)
Chi tiết cách lập hóa đơn điều chỉnh các bạn xem thêm tại đây: Cách lập hóa đơn điều chỉnh
Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
- Kê khai thuế: Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
+ Bên bán: lập hóa đơn điều chỉnh nên kê ở bảng kê hàng hóa - dịch vụ bán ra.
+ Bên mua: Nhận hóa đơn điều chỉnh kê ở bảng kê mua vào
+ Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm không được viết số âm trên hóa đơn. Nhưng khi kê khai thuế thì phải kê khai âm bằng cách đặt dấu trừ (-) đằng trước giá trị.
Ngoài ra, Thông tư mới nhất là Thông tư 26/2015/TT-BTC cũng đã hướng dẫn về luật thuế hướng dẫ về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế.
Hướng dẫn cách xử lý viết sai hóa đơn trong 1 vài trường hợp đặc biệt mà 2 bên đã kê khai thuế: Kế toán cần lưu ý:
TH1: Hóa đơn viết sai tên công ty địa chỉ:
- Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Đây là hướng dẫn mới đáng chú ý tại Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Còn trước đây hầu hết các công văn đều hướng dẫn TH này là phải lập cả hóa đơn điều chỉnh.
TH2: Hóa đơn viết sai MST mà đã kê khai thuế
Tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC nhấn mạnh "Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán"
- Đây là tiêu thức bắt buộc phải chính xác. Do đó khi các bạn viết hóa đơn mà ghi sai Mã Số Thuế của người mua thì ngoài việc các bạn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, các bạn còn phải lập hóa đơn điều chỉnh giao cho người mua.
- Cụ thể khi lập hóa đơn điều chỉnh MST của người mua các bạn cần chú ý như sau:
+ Ngày lập hóa đơn: là ngày lập biên điều chỉnh hóa đơn.
+ Viết đúng và đầy đủ tên công ty, địa chỉ, MST của người.
+ Tại tiêu thức: "Tên hàng hóa, dịch vụ" các bạn ghi: Điều chỉnh mã số thuế đã ghi tại hóa đơn số .... ký hiệu... ngày… tháng.... năm…
+ Các tiêu thức còn lại: các bạn gạch chéo.
NGUỐN SƯU TẦM

Thông tư 53-2016-TT-BTC sửa đổi TT 200 về chế độ kế toán




Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 53-2016-TT-BTC sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp

Image result for ảnh thông tư 200

B TÀI CHÍNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
—————
Số: 53/2016/TT-BTC
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2016

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 200/2014/TT-BTC NGÀY 22/12/2014 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2004 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một s Điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đi, bổ sung một số Điều của Thông tư s200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau:
  1. Điểm g Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 200/2014/TT-BTCđược sửa đổi, bổ sung như sau:
“g) Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vn của chng khoán kinh doanh được xác định theo một trong các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền.
Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã chọn để tính giá vốn của chứng khoánkinh doanh trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp tính giá vốn của chứng khoánkinh doanh, doanh nghiệp phải trình bày và thuyết minh theo quy định của chuẩn mực kế toán”.
  1. Thay cụm từ “giá vốn bình quân gia quyền” và “giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình quân gia quyền” bằng cụm từ “giá vốn tạiĐiểm d và Điểm e Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
  2. Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:
  1. a) Tỷ giágiao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
– Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
– Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểmgiao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế làtỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
  1. b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thờiĐiểmlập Báo cáo tài chính:
– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên cógiao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.
– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính;
– Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ quy định tại Điểm a Khoản này để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển Khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tỷ giá chuyển Khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại.”
  1. Thay các cụm từ “tỷ giá bình quân gia quyềndi động”, “tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền” bằng cụm từ “tỷ giá bình quân gia quyền di động hoặc tỷ giá giao dịch thực tế” tạiĐiểm e Khoản 1 Điều 12, Điểm đ Khoản 1 Điều 13, Điểm e Khoản 1 Điều 18, Điểm c Khoản 1 Điều 51, Khoản 1.4 và Điểm b, c Khoản 1.5 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  2. Khoản 4.1 Điều 69 Thông tư số200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (kể cả chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ):
  1. a) Khimua vật tư, hànghóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. b) Khi mua vật tư, hànghóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ… bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…
Có các TK 331, 341, 336…
  1. c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
 Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng trước, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bản (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
– Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng trước, ghi:
Nợ các TK 151, 152,153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
Có TK 331 – Phải trả cho người bản (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).
  1. d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuêtài chính, nợ nội bộ…):
Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
 các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131… (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
 các TK 511, 711 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
  1. g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
– Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm nhận trước, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Khi chuyển giao vật tư; hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm nhận trước, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá giao dịch thực tế thời Điểm nhận trước tiền của người mua)
Có các TK 511, 711.
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có các TK 511, 711.
  1. h) Khithu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (nợ phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,…):
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. i) Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
 TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. k) Các Khoản kýcược, ký quỹ bằng ngoại tệ
– Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh)
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
 các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
– Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại Khoản ký quỹ, ký cược)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
 TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. l) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Cócác tài Khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài Khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài Khoản phải trả bằng ngoại tệ, việc ghi nhận chênhlệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện tại thời Điểm phát sinhgiao dịch hoặc định kỳ tùy theo đặc Điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản  của doanh nghiệp. Đồng thời tại thời Điểm cuối kỳ kế toán:
– Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu tài chính hoặc chi phítài chính của kỳ báo cáo:
+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
 TK 515  Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
 các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…
– Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ và việc hạch toán Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện theo quy định tạiKhoản 4.2 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC”.
  1. m) Doanh nghiệp phải thuyết minh rõvề việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái trên thuyết minh báo cáo tài chính và việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán theo quy định của chuẩn mực kế toán”.
  2. Điều 120 Thông tư số 200/2014/TT-BTCđược sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 120. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
  1. Các chng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng đghi skế toán ở Việt Nam phi được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
  2. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khicó yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Điều 2. Hiệu Iực thi hành và tổ chức thực hiện
  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2016. Các doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái quy định tại Điều 1 Thông tư này cho Báo cáo tài chính năm 2015.
  2. Các quy định khác về tỷ giá tại Thông tư số200/2014/TT-BTCđược thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Thông tư này.
  3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp thông báo cho Bộ Tài chính đểnghiên cứugiải quyết./.

Nơi nhận:– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng TW Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Tòa án NDTC;
– Viện Kiểm sát NDTC;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp
– Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các TCT, tập đoàn kinh tế;
– Công báo;
– Vụ Pháp chế – Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, Vụ CĐKT.
KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà
Công tác sắp xếp chứng từ gốc
NGUỒN SƯU TẦM

Khác nhau giữa tài chính và kế toán

Khác nhau giữa tài chính và kế toán
Image result for tài chính
Kế toán và tài chính là hai hình thức quản lý tiền của hoạt động kinh doanh nhưng chúng được sử dụng với 2 mục đích hoàn toàn khác nhau. Một trong những cách để phân biệt kế toàn và tài chính là hình dung kế toán là một phần của tài chính và tài chính có phạm vi rộng hơn bao hàm kế toán nhiều.
– Kế toán là một phần thiết yếu của tài chính. Nó là một chức năng phụ của tài chính. Kế toán cung cấp thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán là một phần thiết yếu của tài chính. Nó là một chức năng phụ của tài chính. Kế toán cung cấp thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp.

– Sản phẩm cuối cùng của kế toán bao gồm các tờ khai tài chính như bảng cân đối, kê khai thu nhập trong đó bao gồm các tài khoản lợi nhuận và thua lỗ, và công bố các thay đổi trong vị trí tài chính bao gồm nguồn vốn và kê khai việc sử dụng vốn
– Các dữ liệu lưu giữ trong các tờ khai và báo cáo giúp cho giám đốc tài chính phân tích các hoạt độngtrước đây và khuynh hướng tương lai của công ty đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý nhất định, chẳng hạn như thanh toán các khoản thuế và nhiều việc khác nữa. Do đó, trong thực tế kế toán và tài chính có mối quan hệ rất chặt chẽ
– Một khác biệt đó là việc sử dụng nguồn vốn và khác biệt còn lại là việc đưa ra quyết định. Trong kế toán, hệ thống của việc xác định quỹ; đó là, thu nhập và chi phí, dựa trên hệ thống tích lũy. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm bán hàng chứ không phải lúc thu về. Chi phí được ghi nhận ngay khi phát sinh chứ không phải khi thanh toán. Tuy nhiên, trong tài chính, hệ thống xác định quỹ được dựa trên vòng quay của tiền mặt. Doanh thu được ghi nhận trong quá trình nhận tiền mặt thực tế theo dòng chảy vào của tiền mặt và các khoản chi phí được ghi nhận khi thanh toán thực sự được thực hiện như trong dòng chảy ra của tiền mặt.
– Một khác biệt nữa giữa kế toán và tài chính là về mục đích của chúng. Với kế toán, mục đích là thu thập và trình bày thông tin tài chính. Nó liên tục cung cấp dữ liệu trước đây đã được cải thiện và dễ dàng diễn giải, dữ liệu hiện tại và xu hướng tương lai của công ty. Trong khi đó, nhiệm vụ và trách nhiệm chính của giám đốc tài chính liên quan đến chiến lược tài chính, quản lý và kiểm soát, và ra quyết định.
Vì thế, trong một ý nghĩa nào đó, tài chính bắt đầu nơi kế toán kết thúc.
Mình cũng xin giới thiệu với các bạn Phần mềm kế toán doanh nghiệp A-Excel được thiết kế trong môi trường Excel chuyên nghiệp nhất. Phần mềm làm việc trong môi trường Excel khá thân thiện, dễ sử dụng, người dùng chỉ cần nhập danh mục và chứng từ là mọi sổ sách báo cáo đều được tự động làm ra rất nhanh và chính xác. 100% báo cáo kết xuất ra Excel…. Đặc biệt báo cáo thuế có thể kết xuất ra Excel và tải lên HTKK.

DOWNLOAD phần mềm kế toán dễ dùng A-Excel
SƯU TẦM VÀ CHỈNH SỬA