Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lần đầu cho nhân viên trong Công ty tham gia lần đầu và DN di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến.

Image result for thủ tục đóng bhxh lần đầu
Chú ý: Kể từ ngày 1/1/2015 theo Luật Làm việc số 38/2013/QH13: Khi ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì DN phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên (Không còn giới hạn phải đủ 10 người như trước).
– Theo Nghị định 105/2014/NĐ-CP: Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì NLĐ vẫn phải đóng BHYT, mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng.
– Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, cũng phải đóng BHYT mức đóng bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy: Khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng DN và NLĐ phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng).
I. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và BHTN đối với đơn vị tham lần đầu:
1. Người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị gồm:
– Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu số TK1-TS (theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH)
– 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu).
– Đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN: thêm giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết Bảo hiểm xã hội một lần cấp.
– Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (người có công…): thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.
2. Đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị những thủ tục sau:
– Hướng dẫn người tham gia BHXH, BHYT kê khai tờ khai, kiểm tra, đối chiếu và ký trong tờ khai của người lao động.
– Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.
– Hai (02) Bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu D02-TS (theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH)
– Đối với đơn vị đăng ký đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: văn bản đăng ký phương thức đóng của đơn vị (Mẫu D01-TS theo QĐ 1111/QĐ-BHXH), kèm theo:thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu
+ Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị;
+ Phương thức trả lương cho người lao động.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Image result for bảo xã hội

  • Facebook

  • Twitter

  • Google+

  • LinkedIn
4. Nơi nộp hồ sơ:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH., riêng dữ liệu điện tử có thể chuyển qua internet… ( bằng IMS, bằng USB, bằng email)
– Bộ phận một cửa: Nhận hồ sơ, dữ liệu điện tử (nếu có) của đơn vị. Kiểm đếm thành phần và số lượng, nếu đúng, đủ theo quy định thì viết giấy hẹn. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ theo quy định thì ghi rõ và trả lại sau đó chuyển hồ sơ cho phòng Thu.
– Phòng Thu: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, nhập dữ liệu vào chương trình quản lý thu. Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Phòng Cấp sổ, thẻ.
– Phòng Cấp sổ thẻ: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, cấp sổ BHXH (đối với trường hợp chưa có sổ), thẻ BHYT và chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa.
Thời hạn cấp thẻ BHYT tối đa không quá 10 ngày làm việc; cấp sổ BHXH không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. (Quá hạn trả hồ sơ 30 ngày, các đơn vị chưa đến nhận, cơ quan BHXH sẽ chuyển hồ sơ này vào kho lưu trữ)
Chú ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.
5. Đối với đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép thành lập, có truy thu BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung gồm:
– Văn bản giải trình của đơn vị (Mẫu D01b-TS theo QĐ 1111/QĐ-BHXH)
– 02 bản Bảng tính lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN – nếu có (Mẫu D02b-TS theo QĐ 1111/QĐ-BHXH)
– Văn bản xử lý vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền – nếu có (Bản sao)
Lưu ý: Đơn vị phải lưu Hợp đồng lao động; Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tháng ứng với thời gian truy thu để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
II. Đối với đơn vị đã tham gia BHXH tại nơi khác chuyển đến, hồ sơ bổ sung:
1. Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH tham gia trước đó (Mẫu C12-TS theo QĐ 1111/QĐ-BHXH)
Lưu ý: Đơn vị có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền bảo hiểm phải đóng (hoặc số tiền bảo hiểm một tháng tham gia của toàn bộ người lao động trong danh sách) trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận hồ sơ để được cấp thẻ BHYT.
III. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động DN cần làm thủ tục sau:
1. Trường hợp tặng lao động:
– 02 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS).
– Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu số TK1-TS.
– 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu).
2. Trường hợp giảm lao động:
– Văn bản đề nghị (Mẫu D01b-TS).
– 02 bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS).
– Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.
– Sổ BHXH.
– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết)
IV. Tỷ lệ đóng Bảo hiểm XH, BHYT, BHTN:
– Hàng tháng, DN phải nộp cho Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %
Trong đó:
– Người sử dụng lao động đóng 22%.
Trong đó: (18% : BHXH, 3% : BHYT, 1% : BH thất nghiệp).
– Người lao động đóng 10,5%
Trong đó: (8%: BHXH, 1,5%: BHYT và 1%: BHTN).
V. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN:
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
SƯU TẦM VÀ CHỈNH SỬA

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN năm 2016

Top of Form
Bottom of Form
Hướng dẫn cách tính thuế TNCN năm 2016 mới nhất, đối với các khoản thu nhập từ tiền công phụ cấp tiền lương cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động > hơn trên 3 tháng và dưới 3 tháng .
                                                            
I. Cách tính thuế TNCN lao động < 3 tháng (Thời vụ):

– Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

EX: Công ty bạn ký hợp đồng lao động với 1 nhân viên A thời gian là 2 tháng, mỗi tháng trả thu nhập 2.000.000 và phụ cấp tiền ăn là 400.000 (Trương hợp lao động thời vụ thì tiền ăn ca không được miễn giảm thuế TNCN nhé)

Cách tính thuế TNCN lao động thời vụ như sau:

Thuế TNCN phải nộp = (2.000.000 + 400.000) X 10% = 240.000

=> Khi khấu trừ thuế TNCN của họ: Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

– Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

->Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc nămtính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
– Cá nhân làm cam kết 02/CK-TNCN phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
II. Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế X 20%

III. Cách tính thuế TNCN đối với lao động cư trú trên 3 tháng:

– Các trường hợp tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần gồm: Hợp đồng lao động > 3 tháng (kể cả trường hợp ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi, những cá nhân ký hợp đồng > 3 tháng nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng lao động)

– Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả. VD: Trả lương tháng 12/2015 vào ngày 5/1/2016 thì tính thuế TNCN vào tháng 1/2/2016.

– Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là: Thu nhập tính thuế, thuế suất và được tính theo biểu lũy tiến từng phần.


Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

Thuế TNCN phải nộp  
 =  Thu nhập tính thuế  X  Thuế suất
TRONG ĐÓ:

A. Thu nhập tính thuế  =  Thu nhập chịu thuế  –  Các khoản giảm trừ

Trong đó:
1. Thu nhập chịu thuế    =   Tổng thu nhập   –   Các khoản được miễn thuế

1.1) Tổng thu nhập: Là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…

Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

1.2) Các khoản được miễn thuế bao gồm:

a) Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000/năm.(Nếu bằng hiện vật thì được miễn toàn bộ).

VD: Công ty bạn chi tiền phụ cấp trang phục là 4.500.000/năm/người thì sẽ được miễn toàn bộ
– Nếu chi 6.000.000/năm/người thì được miễn 5.000.000/năm/người, còn (6.000.000 – 5.000.000 = 1.000.000 sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN).
– Nếu công ty bạn chi bằng hiện vật (Mua quần áo… về cho nhân viên) thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên.

b) Mức khoán chi phụ cấp điện thoại, công tác phí theo quy chế Cty:


“Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.


c) Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vượt quá: 680.000/ tháng (Nếu DN tự nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì sẽ được miễn toàn bộ, tức là không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)

VD: Công ty bạn chi phụ cấp tiền ăn ca là 750.000 đ/tháng. Thì được miễn 680.000, Còn (750.00 – 680.000 = 70.000 sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN).
– Công ty bạn chi phụ cấp ăn ca là 500.000 đ/tháng thì chỉ được miễn 500.000 thôi nhé)


đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.”

-> Hiện tại thì Luật thuế TNDN chưa quy định việc này. Nên khoản này được thực hiện theo quy định, quy chế của Công ty.
VD: Công ty bạn xây dựng quy chế là Phụ cấp tiền điện thoại cho nhân viên kinh doanh là 200.000k/tháng thì khoản này được miễn thuế.

d) Tiền phụ cấp thuê nhà không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)


Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC:
“Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

EX: Nhân viên A có tổng thu nhập chịu thuế là 10.000.000 và công ty hỗ trợ tiền thuê nhà 5.000.000/tháng. Thì tính vào thu nhập chịu thuế tối đa là: 10.000.000 x 15% = 1.500.000 (Thu nhập được miến thuế = 5.000.000 – 1.500.000 = 3.500.000)

e) Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.
EX: Làm ban ngày được 40.000 đ/h nhưng làm thêm giờ ban đêm được 60.000 đ/h. Thì thu nhập được miễn thuế là: 60.000 – 40.000 = 20.000đ/h.

f) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN”.


-> Theo Luật thuế TNDN quy định thì: Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
– Những khoản phúc lợi khác các bạn tính vào thu nhập chịu thuế TNCN nhé.

Chú ý:
 Tất cả các khoản phụ cấp nếu trên phải được quy định rõ: ĐIỀU KIỆN HƯỞNG VÀ MỨC HƯỞNG trong quy chế của công ty hoặc hợp đồng lao động nhé.

Chi tiết các bạn có thể xem thêm: Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân
Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Giảm trừ gia cảnh:
– Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
– Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.( Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)

+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Theo tỷ lệ năm 2016 như sau: BHXH (8%), BHYT(1,5%), BHTN (1%) và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biêt.

+ Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học.
IV. Thuế suất tính thuế tncn mới nhất:
– Thuế suất thuế TNCN được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại:Phụ lục 01/PL-TNCN theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

Mình cũng xin giới thiệu với các bạn Phần mềm kế toán doanh nghiệp A-Excel được thiết kế trong môi trường Excel chuyên nghiệp nhất. Với phần mềm này làm việc trong môi trường Excel khá thân thiện, dễ sử dụng, người dùng chỉ cần nhập danh mục và chứng từ là mọi sổ sách báo cáo đều được tự động làm ra rất nhanh và chính xác, có thể kết xuất ra excel để chỉnh sửa, lưu trữ.... và đặc biệt báo cáo thuế có thể kế xuất ra excel và tải lên HTKK.
NGUỒN: SƯU TẦM VÀ CHỈNH SỬA