Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Ảnh hưởng của thông tư số 200/2014/TT-BTC đến nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.


[SƯU TẦM]

Đối với công tác Phân tích báo báo tài chính doanh nghiệp thì tài liệu chính và quan trọng sử dụng để thực hiện phân tích đó là báo cáo tài chính. Khi thông tư số 200/2014/TT-BTC được ban hành thay thế cho quyết định số 15/2006/QĐ-BTC đã thay đổi khá nhiều trong hệ thống tài khoản kế toán cũng như các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Do đó, sự thay đổi này đã phần nào ảnh hưởng đến việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Image result for báo cáo tài chính


1. Sự thay đổi của bảng CĐKT như bổ sung thêm, bỏ bớt một số khoản mục, thay đổi mã số một số chỉ tiêu tác động đến sự thay đổi của việc phân tích báo cáo tài chính như sau
- Khi đi vào lấy số liệu để phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp thì ở một số khoản mục đã có sự thay đổi mã số:
+ Đối với chỉ tiêu tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính nếu như trước đây theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn MS120 = MS121 + MS129 thì theo thông tư số 200/2014/TT-BTC sẽ sử dụng MS120 = MS121 + MS122 + MS123.
+ Đối với chỉ tiêu tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn thì theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC các khoản phải thu ngắn hạn có MS130 = MS131 + MS132 + MS133 + MS134 + MS135 + MS139, hiện giờ theo thông tư số 200/2014/TT-BTC khoản mục này có MS130 = MS131 + MS132 + MS133 + MS 134 + MS135 + MS136 + MS137 + MS139.
+ Đối với chỉ tiêu tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác, theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC khoản mục tài sản ngắn hạn khác có MS150 = MS151 + MS152 + MS155 + MS158 còn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC thì khoản mục tài sản ngắn hạn khác có sự thay đổi MS150 = MS151 + MS152 + MS153 + MS 154 + MS155.
+ Đối với chỉ tiêu tỷ trọng tài sản dài hạn thì theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC khoản mục tài sản dài hạn MS200 = MS210 + MS220 + MS240 + MS250 + MS260, còn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC khoản mục này có MS200 = MS210 + MS220 + MS230 + MS240 + MS 250 + MS260
+ Đối với chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định nếu theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC khoản mục tài sản cố định có MS220 = MS221 + MS224 + MS227 + MS230 còn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC thì khoản mục này có sự thay đổi MS220 = MS221 + MS224 + MS227.
+ Đối với chỉ tiêu tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn thì khoản mục đầu tư tài chính dài hạn theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC có MS250 = MS251 + MS252 + MS258 +MS259, còn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC thì khoản mục này có MS250 = MS251 + MS252 + MS253 + MS254 + MS255.
+ Đối với chỉ tiêu tỷ trọng tài sản dài hạn khác, theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC khoản mục tài sản dài hạn khác có MS260 = MS261 + MS262 + MS268 còn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC thì khoản mục này có MS260 = MS261 + MS262 + MS263 + MS268
- Bổ sung thêm chỉ tiêu phân tích khi phân tích cấu trúc tài sản:
+ Thông tư số 200/2014/TT-BTC bổ sung thêm khoản mục tài sản dở dang dài hạn (MS240). Do đó, khi phân tích cấu trúc tài chính cần bổ sung thêm chỉ tiêu tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn. Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng của các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong tổng tài sản.
- Khi đi vào phân tích chi tiết từng khoản mục cũng cần chú ý bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích tương ứng với các khoản mục chi tiết mới theo thông tư số 200/2014/TT-BTC:
+ Khoản mục Đầu tư tài chính ngắn hạn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC được chi tiết thành 3 khoản mục chi tiết: chứng khoán kinh doanh, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
+ Khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm khoản mục chi tiết: phải thu về cho vay ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lý.
+ Khoản mục Tài sản ngắn hạn khác theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm khoản mục chi tiết: Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ.
+ Khoản mục Các khoản phải thu dài hạn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm khoản mục chi tiết: phải thu về cho vay dài hạn.
+ Đối với khoản mục Tài sản cố định thì theo thông tư số 200/2014/TT-BTC sẽ không bao gồm khoản mục chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
+ Khoản mục Đầu tư tài chính dài hạn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm khoản mục chi tiết: đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
+ Khoản mục Tài sản dài hạn khác theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm khoản mục chi tiết: thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn.
+ Khoản mục Nợ ngắn hạn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm các khoản mục chi tiết: doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn, quỹ bình ổn giá, giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ.
+ Khoản mục Nợ dài hạn theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm các khoản mục chi tiết: người mua trả tiền trước dài hạn, chi phí phải trả dài hạn, phải trả nội bộ về vốn kinh doanh, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi.
+ Khoản mục Vốn chủ sở hữu theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm các khoản mục chi tiết: quyền chọn chuyển đổi trái phiếu.
2. Sự thay đổi của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư số 200/2014/TT-BTC tác động đến sự thay đổi của phân tích báo cáo tài chính như sau:
- Phân tích bổ sung thêm chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu: Chỉ tiêu này phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu. Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

4. Sự thay đổi của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư số 200/2014/TT-BTC tác động đến sự thay đổi của phân tích báo cáo tài chính như sau:
- Đối với mẫu biểu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp theo thông tư số 200/2014/TT-BTC không có sự thay đổi so với mẫu biểu ở quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Do đó, nếu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp sẽ không có gì thay đổi.
- Đối với mẫu biểu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có một số sự thay đổi so với mẫu biểu ở quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Do đó, nếu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp sẽ chú ý khi phân tích nhứng khoản mục sau:
+ Đối với mục Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh theo thông tư số 200/2014/TT-BTC thì có sự thay đổi ở khoản mục chi tiết Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT (MS02) thay vì theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC là Khấu hao TSCĐ, bổ sung thêm khoản mục Các khoản điều chỉnh khác (MS07) so với trước đây.
+ Đối với mục Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm mục chi tiết Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (MS13).
5. Sự thay đổi của thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư số 200/2014/TT-BTC tác động đến sự thay đổi của phân tích báo cáo tài chính như sau:
Thuyết minh BCTC theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có sự thay đổi khá nhiều so với quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thuận lợi cho quá trình phân tích báo cáo tài chính. Vì, thuyết minh BCTC theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có bổ sung và chi tiết rất nhiều khoản mục cần thiết cho quá trình phân tích:
- Phần I: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có bổ sung
+ Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường
+ Cấu trúc doanh nghiệp: Danh sách các công ty con, danh sách các công ty liên doanh, liên kết, danh sách các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.
+ Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên Báo cáo tài chính (có so sánh được hay không, nếu không so sánh được phải nêu rõ lý do như vì chuyển đổi hình thức sở hữu, chia tách, sáp nhập, nêu độ dài về kỳ so sánh...)
- Phần V: Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán có bổ sung
+ Các khoản đầu tư tài chính được chi tiết rất rõ về tổng giá trị cổ phiếu, trái phiếu… cũng như lý do thay đổi của từng khoản đầu tư, từng loại cổ phiếu, trái phiếu… Bên cạnh đó các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác cũng được chi tiết rất rõ.
+ Bổ sung mục Phải thu của khách hàng: nêu rõ và chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn.



+ Bổ sung khoản mục Tài sản thiếu chờ xử lý: nếu rất chi tiết giá trị chi tiết từng loại tài sản thiếu: tiền, hàng tồn kho, TSCĐ, tài sản khác.
+ Bổ sung mục Nợ xấu và nêu chi tiết tổng giá trị các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi, (trong đó chi tiết thời gian quá hạn và giá trị các khoản nợ phải thu, cho vay quá hạn theo từng đối tượng nếu khoản nợ phải thu theo từng đối tượng đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng số nợ quá hạn), thông tin về các khoản tiền phạt, phải thu về lãi trả chậm… phát sinh từ các khoản nợ quá hạn nhưng không được ghi nhận doanh thu, khả năng thu hồi nợ phải thu quá hạn.
+ Bổ sung khoản mục Tài sản dở dang dài hạn: nêu rõ chi tiết giá trị từng loại.
Nêu rất chi tiết về sự tăng, giảm bất động sản đầu tư.
+ Bổ sung khoản mục Phải trả người bán và nêu chi tiết từng khoản nợ ngắn hạn, dài hạn, nợ quá hạn chưa thanh toán.
Bổ sung khoản mục Doanh thu chưa thực hiện và chi tiết rất rõ khoản ngắn hạn, dài hạn, khả năng không thực hiện được hợp đồng với khách hàng.
+ Bổ sung chỉ tiêu Trái phiếu phát hành và chi tiết rõ giá trị từng loại, lãi suất. Đối với trái phiếu chuyển đổi còn nêu rất cụ thể thời điểm phát hành, kỳ hạn gốc và kỳ hạn còn lại từng loại trái phiếu chuyển đổi, số lượng từng loại trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá, lãi suất từng loại trái phiếu chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi thành cổ phiếu từng loại trái phiếu chuyển đổi, lãi suất chiết khấu dùng để xác định giá trị phần nợ gốc của từng loại trái phiếu chuyển đổi, giá trị phần nợ gốc và phần quyền chọn cổ phiếu của từng loại trái phiếu chuyển đổi.
+ Bổ sung khoản mục Cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả.


A-EXCEL PHẦN MỀM KẾ TÓA DỄ DÙNG

mainform-large
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét